Chuyện rác ở Việt Nam

Tiêu chuẩn


http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-27-chuyen-rac-o-viet-nam

Hoài Hương

Phi chăng ý thc v sinh nơi công cng ca người VN nói chung có vn đ v nhn thc, không theo kp văn hóa văn minh ca con người thi đi công ngh này? Có cn phi báo đng xem như là mt trong nhng vn đ ca các d án chiến lược v phát trin và nâng cao các ch s cuc sng ca người VN?

“Cấm vứt rác” và ý thức người Việt

Có lẽ không đâu như ở Việt Nam, ở bất cứ nơi công cộng nào cũng có biển “Cấm vứt rác…”. Và cũng không đâu như ở Việt Nam mà ngay trung tâm Thủ đô, ý thức công dân nơi công cộng tỏ ra kém đến mức, rác luôn hiện diện không chừa nơi nào, nhất là 1 khi có sự kiện sinh hoạt văn hóa quy tụ đông người…

Gần đây nhất là chuyện rác ở Hồ Gươm sau khi hàng ngàn người đến xem, chứng kiến cảnh quây bắt Cụ Rùa để chữa bệnh. Xa hơn chút là chuyện sau Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tất cả những nơi diễn ra các hoạt động chào mừng lễ hội còn lại chỉ là… 1 bãi rác.

Rồi trong các lễ hội hoa Anh đào, lễ hội hoa xuân… thì rác trở thành thảm họa khi lễ hội qua đi. Chưa kể là ở những nơi di tích lịch sử, văn hóa… những địa phương có các lễ hội diễn ra, rác như 1 “thành phần” không thể thiếu tham gia song hành cùng các hoạt động của con người.

Trong khi, khắp các công viên, nhà ga, bến xe, đường phố, kể cả khuôn viên của bảo tàng… những biển “Cấm đổ rác…”, “Cấm vứt rác…” nhiều hơn cả biển chỉ dẫn, hướng dẫn. Phải chăng người VN quen sống chung với rác, như một “tàn tích” phản ánh 1 nền văn hoá công cộng mang dấu ấn nền sản xuất nhỏ lạc hậu? Hay ý thức công dân của người VN ở nơi công cộng có vấn đề cần phải “cải tạo”, chấn chỉnh và giáo dục lại?

Không hiếm lần đang đi trên đường thì chợt “vật thể lạ” bay ngay vào mặt, giật mình nhìn, thấy phấp phới như đàn bướm khổng lồ bay chấp chới trên mặt đường những tờ giấy, khi thì của những chiếc xe tang đi trong thành phố theo phong tục (hay hủ tục) rải đầy tiền vàng mã suốt dọc đường, khi thì của những người đi phát tờ rơi quảng cáo ở các ngã ba, ngã tư rồi bị chính người đang lưu thông xe vứt lại…

Ngay cả một nơi tưởng như là không thể có rác để bảo đảm môi trường vô trùng là bệnh viện, thế nhưng rác ở đây có thể thấy từ hành lang ra đến ngoài sân cho tới cổng, thậm chí phía ngoài cổng còn lù lù cả đống rác với đủ thứ xú uế và côn trùng bu đậu. Không kể việc bệnh viện còn vứt rác y tế bừa bãi không đúng quy chế vệ sinh.

Rác còn ấn tượng ở các tiệm ăn, kể cả nhà hàng sang trọng cũng không hiếm, dưới sàn luôn đầy những thứ thải ra của thức ăn như xương, cọng rau, giấy lau… quyến đầy ruồi bay vo ve, nhơm nhớp dưới chân.

Rồi rác ở các khu nhà chung cư cao cấp tới các khu nhà của người lao động bình dân, mỗi nơi có một kiểu xả rác. Không từ tầng trên vứt xuống tầng dưới thì từ nhà nọ vứt sang nhà kia hay vứt ra nơi “không của riêng ai”…

Cảnh ngập rác quanh Hồ Gươm sau đêm giao thừa. Ảnh: Dân trí

Ấn tượng ở nước bạn

Không phải đâu xa, và cũng không phải là một quốc gia giàu có, phát triển, nhưng ý thức công dân của nước Campuchia, nhất là việc giữ gìn sạch sẽ những nơi công cộng, những di tích di sản quốc gia thì đáng cho người VN phải học tập.

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc kiểm điểm việc thực hiện quyết định của Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm mội trường nghiêm trọng sáng 2.4.2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu: “Rác bây giờ cùng trời là rác. Rác ngay trước mặt các đồng chí, trên đường các đồng chí đi, nhưng các đồng chí không quan tâm. Các “ông” lãnh đạo từ tỉnh đến huyện rồi xã, phường, “ông” nào cũng nghĩ không phải của mình, không xử lý thì làm sao môi trường sạch được. Nếu lãnh đạo thành phố quan tâm, đi đường thấy rác mà dừng lại chỉ đạo ngay, thì lần sau đố “ông” xã, phường nào dám để bẩn”…

Với 2 quần thể di sản nổi tiếng thế giới là Hoàng cung và Chùa Vàng- Chùa Bạc ở Phnom Penh, quần thể Angkor và hàng trăm đền đài khiến trúc đá ở Siem Reap… nhưng khi tới đây, ấn tượng đầu tiên với người viết bài này không phải là sự lộng lẫy hay kỳ vĩ cùng vẻ đẹp tuyệt mỹ của cung điện, đền đài, mà chính là cái nhìn không hề bị “vấp” bởi bất kỳ một cọng rác nhỏ nào, kể cả trong một hốc cây hay một kẽ đá khuất góc tối.

Không 1 tấm biển nhắc nhở chuyện vứt rác, cũng không hề có 1 quy chế phạt nào nếu vứt rác, mà thay vào đó là các tấm bảng chỉ dẫn đường đi, những tấm bảng chú giải về di tích, và lưu ý khách cởi bỏ giày dép, ăn mặc kín đáo (như ở Hoàng cung và các ngôi chùa), không được trèo lên các tháp cao (như ở Angkor, vì sẽ gặp nguy hiểm do độ dốc và trơn trượt gây nguy hiểm cho khách tham quan).

Vậy nhưng chẳng hề có rác, cho dù khách hầu như ai cũng có cầm theo chai nước, 1 chút đồ ăn vặt… Điều đó không chỉ là chứng tỏ “font” văn hóa, văn minh của khách, mà còn là sự tôn trọng cả người dân- chủ nhân của nơi mình đang tham quan.

Người dân ở nơi này có ý thức vệ sinh công cộng rất đáng nể. Ngay cả vào nơi ăn uống trong chợ, hay những khu ăn uống ngoài trời, cũng không hề có một tí rác nào ở dưới đất. Còn ở mấy quần thể di tích, thì khái niệm rác ở đây gần như là không có. Nếu có là vài chiếc lá vàng ở những cây cổ thụ rơi xuống, và chỉ điểm xuyết như một thứ trang sức cho di tích thêm phần lãng mạn, huyền bí mà thôi.

Xa hơn là Singapore, một đất nước mà khi tới đây, ai cũng có thể ấn tượng mạnh về sự sạch sẽ ở những nơi công cộng như khi vào một bệnh viện. Chuyện vứt rác không đúng nơi quy định ở Singapore là một “trọng tội” bị luật pháp phạt rất nặng, dù chỉ là 1 mẩu tàn thuốc, ngoài tiền có thể lên tới 1.000 đôla Singapore (tái phạm là gấp đôi, gấp ba), còn phải lao động công ích trong vài giờ hay vài ngày tùy theo mức độ vi phạm (vứt rác ít hay nhiều, rác độc hại hay không quá độc hại…).

Ở Indonexia còn nghiêm trọng hơn, nếu vứt rác nơi công cộng, án phạt ngoài tiền khoảng 150.000 Rp (15 USD), cao nhất có thể lên tới 5 triệu Rp, còn bị án tù 7 ngày- 6 tháng. Sau đó còn bị “treo” như một sự thử thách vài tháng nữa. Một lần vứt rác ra nơi công cộng là đủ nhớ đời, để khó có lần tái phạm.

Xa hơn nữa, như ở nước Anh, tội vứt rác quá đầy, bỏ rác ra ngoài, hay đổ rác không đúng giờ quy định… sẽ bị phạt nặng hơn cả tội trộm cắp vặt, quấy rối nơi công cộng, mức phạt tại chỗ 110 Bảng (khoảng gần 3 triệu ĐVN). Được biết, tại Anh, mức phạt tối đa đối với những vi phạm xả rác tái diễn lên tới 2.500 Bảng. Từng địa phương có những áp dụng mức phạt khác nhau, thông thường khoảng từ 75-110 Bảng cho mỗi lần vi phạm.

Những biển cấm đổ rác xuất hiện khắp nơi

Người Việt Nam có ý thức hay không?

Đây có thể là một câu hỏi rất dễ đụng chạm đến lòng tự trọng với những ai còn có chút ý thức về vệ sinh công cộng. Nhưng không phải không có lý do để đặt ra câu hỏi này.

 

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc kiểm điểm việc thực hiện quyết định của Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm mội trường nghiêm trọng sáng 2.4.2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu: “Rác bây giờ cùng trời là rác. Rác ngay trước mặt các đồng chí, trên đường các đồng chí đi, nhưng các đồng chí không quan tâm. Các “ông” lãnh đạo từ tỉnh đến huyện rồi xã, phường, “ông” nào cũng nghĩ không phải của mình, không xử lý thì làm sao môi trường sạch được. Nếu lãnh đạo thành phố quan tâm, đi đường thấy rác mà dừng lại chỉ đạo ngay, thì lần sau đố “ông” xã, phường nào dám để bẩn“…

Những tưởng phụ huynh phải là người gương mẫu cho con trẻ học tập về ý thức vệ sinh nơi công cộng, thì không hiếm cảnh các phụ huynh trong khi đợi đón con đã rất vô tư xả rác (giấy hay túi gói đồ ăn, tàn thuốc…) ngay tại chỗ đậu xe của mình. Và không hiếm phụ huynh mặc nhiên nói con mình vứt rác ngay xuống đường, kể cả lúc đang chạy xe.

Hay chính cái việc xả rác mọi lúc, mọi nơi ở những nơi không phải nhà của mình đã trở thành một “ý thức hệ” không thay đổi được? Vì người VN ta luôn có ý nghĩ: Nơi này không phải nhà mình, nếu bẩn là bẩn ở đâu, có phải nhà mình mà giữ; Mình có vứt rác ra ngoài cũng không ai thấy; Ai cũng vứt đâu phải chỉ có mình; Mình không vứt cũng có người khác vứt,v.v…và v.v…

Phải chăng ý thức vệ sinh nơi công cộng của người VN nói chung có vấn đề về nhận thức, không theo kịp văn hóa văn minh của con người thời đại công nghệ này? Có cần phải báo động xem như là một trong những vấn đề của các dự án chiến lược về phát triển và nâng cao các chỉ số cuộc sống của người VN?

Bình luận về bài viết này