Những ‘con ma’ hàng hiệu không nhà

Tiêu chuẩn

May thật! CGL không ở trong top này ( vì đâu có tiền để xài đồ hiệu…he..he.).

Bạn hãy tìm chân dung  mình trong bài viết này, dù thực lòng tôi không mong bạn gặp được mình trong đó.
Trong buổi tiệc mừng khánh thành một tòa cao ốc ở trung tâm quận 1 (TP.HCM) tuần vừa rồi, xuất hiện cô con gái ông Tổng Giám đốc công ty Bất động sản X, chủ đầu tư tòa cao ốc đó.

Cô nàng mặc áo đầm và mang giày của Elle, đeo chiếc vòng trang sức nhỏ của Catier, xài iPhone và cầm chiếc túi xách tay xinh xinh hiệu Louis Vuitton. Một cô nàng đồ hiệu từ trên xuống dưới!

Ảnh: TL internet

Cô ta đi cùng với mẹ và ông bà ngoại. Thái độ thể hiện với gia đình lẫn nhân viên của bố cùng quan khách đều hết sức ngoan ngoãn, lễ phép – ngoại trừ việc cô ta liên tục hí hoáy với chiếc iPhone. Cô ta 12 tuổi , đang học lớp 6 ở một trường trung học cơ sở quốc tế, trước đó 2 giờ, cô còn ngồi làm bài thi học kì môn Toán ở trường.

12 tuổi, gương mặt tiêu biểu cho thế hệ hàng hiệu “thuần thành” đầu tiên” của Việt Nam: Xài đồ hiệu, mà phải là những nhãn hiệu “nồng danh khét tiếng” của thể giới, từ mới lọt lòng mẹ (bao gồm từ chiếc bông ngoáy tai cho đến tới loại sữa uống). Khi lớn lên, thói quen tiêu dùng này đã trở thành lối sống của cô, chứ không chỉ như lứa cô bác, anh chị hiện nay: xài đồ hiệu là để khẳng định địa vị, để khoe của!

Đấy là một chân dung tôi gặp ngẫu nhiên trong một buổi tiệc, là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ hàng hiệu “thuần thành” đầu tiên” của Việt Nam: xài đồ hiệu, mà phải là những nhãn hiệu “nồng danh khét tiếng” của thể giới, từ mới lọt lòng mẹ (bao gồm từ chiếc bông ngoáy tai cho đến tới loại sữa uống). Khi lớn lên, thói quen tiêu dùng này đã trở thành lối sống của cô ta, chứ không chỉ như lứa cô bác, anh chị hiện nay: xài đồ hiệu là để khẳng định địa vị, để khoe của!

Cô bé này cũng là biểu trưng của lứa người Việt trẻ mang trong mình mối mâu thuẫn lớn giữa thu nhập và chi tiêu hiện nay: là những người có sức tiêu dùng mạnh nhất, “sộp” nhất trong xã hội dù bản thân chưa làm ra một đồng cắc nào.

Nhưng đối tượng chính trong bài viết này mà tôi muốn nói tới lại không phải là cô bé hàng hiệu 12 tuổi đó.

Một cô gái 25 tuổi ngồi cạnh tôi là tín đồ hàng hiệu. Theo như danh thiếp cô đưa, nhìn vào vị trí và công ty nơi cô đang làm việc, tôi đoán mức lương của cô khó vượt qua con số 10 triệu đồng/ tháng. Thế nhưng chiếc túi LV cô xách theo bên mình đã nằm giá trên 2 ngàn “đô”, vị chi trên 50 triệu. Chưa kể áo đầm Gucci, giày dép, trang sức cùng những món lỉnh kỉnh khác cô mang theo trong chiếc túi xách tay…

Ảnh: TL internet

Tôi không lạ lẫm với những cô gái như thế này, họ ngồi đầy trong các công sở hiện đại sáng đèn đêm ngày trong thành phố – những cô gái văn phòng có mức thu nhập trung bình. Họ thuộc nhóm quanh năm bóp bụng ăn mì gói gặm mì không uống nước lã. “tiêu diệt” hết mọi nhu cầu chi tiêu chỉ để dồn tiền mua một  món hàng hiệu “khủng”: chiếc túi LV, đôi giày Guccci, chiếc áo đầm Prada, món trang sức Catier, bộ đồ trang điểm, mỹ phẩm, nước hoa thuộc các nhãn hiệu “nói tên ra biết giá liền”. Cứ mỗi một món như vậy, họ cũng có được một bộ cánh hàng hiệu hoàn hảo từ đầu tới chân.

Nhưng đấy cũng chưa phải là đối tượng chính tôi muốn đề cập đến trong bài viết này. Nhóm này mới chỉ là những người “thu nhập trung bình tài sản không có gì” chỉ vì lỡ vướng vào cơn bùa mê hàng hiệu.

Đối tượng chính của bài viết này phải là những người trẻ sau đây: Những người thu nhập cao, tài sản nghèo.

Bạn có thể hình dung một người 30 tuổi sống ở Sài Gòn
, có mức nhập trên 30 triệu một tháng (anh ta đạt được mức thu nhập này từ 5 năm nay) nhưng cuộc sống của anh ta là thế này: Ở nhà thuê, ăn cơm quán, di chuyển hàng ngày bằng xe ôm/taxi, tài khoản thường xuyên trống rỗng hoặc đang trong tình trạng ghi nợ (tiêu trước trả sau).

Về ăn mặc, anh này theo “chủ nghĩa” quần áo che thân, miễn là lành lặn sạch sẽ tươm tất là được, không kể nhãn hiệu gì, xuất xứ từ đâu. Về ăn uống, thì nghiện mỗi món kem, còn nữa ăn gì cũng được, ăn đâu cũng xong. Và xin được nói rõ là anh ta không có gánh nặng trách nhiệm gia đình nào, cũng không có chứng bệnh mãn tính, nan y nào. Tất cả tiền anh ta làm ra chỉ được tiêu dùng cho bản thân anh ta, vào những sở thích của anh ta.

Viếng thăm nhà anh ta, một căn hộ cho  người độc thân rộng ngoài 30m2, thấy không có tài sản đáng giá, chỉ thấy những đĩa nhạc và đĩa phim cùng linh tinh sách. Những thứ văn hóa phẩm lành mạnh có đồi trụy có ấy chất cao tới nóc, muốn lấy cái đĩa nào chỉ mình anh ta biết chỗ và phải bắc thang.

30 tuổi, thu nhập 30 triệu: Không “ép xác” hiện tại chỉ vì tương lai, không dè sẻn chút ít trong hiện tại cho tương lai, tất cả là cho cuộc sống hiện tại, hưởng thụ trong hiện tại…không vì có một niềm tin tưởng lớn vào nền kinh tế sẽ ngày càng phát triển, đời sống cá nhân sẽ ngày càng thịnh vượng, mà đơn giản chỉ vì “sống là không chờ đợi”, “sống là không hi sinh”.

Anh ta tên là Nguyễn K. làm giám đốc truyền thông của một nhà xuất bản, đồng thời là một tay làm PR có tiếng trong giới ca sĩ cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, dù địa bàn hoạt động của anh ta chỉ  là ở Sài Gòn. Những băng đĩa sách vở trên  của anh ta toàn là xịn, đồ gốc, mua một phần để phục vụ cho nghề nghiệp, phần lớn hơn là vì sở thích.

Sơ qua cuộc sống của anh ta như vậy, có thể biết anh ta không phải là người tiêu xài hoang phí, ăn chơi vô độ. Vậy thì anh ta làm gì cho hết 30 triệu mỗi tháng?

Anh ta chơi! Cứ có tiền hoặc sắp có một khoản tiền (anh ta dùng thẻ ghi nợ) là anh ta lại đi nước ngoài (tham vọng của anh ta là khắp các nước trên thế giới xong rồi chết). Đi nước ngoài thì ưu tiên coi ngó tham dự các buổi biểu diễn nghệ thuật, thăm viếng các bảo tàng, lùng sục băng đĩa sách vở mình cần, mình quý. Cứ thế cho đến khi trong túi không còn xu nào ngoài chiếc vé khứ hồi thì ra sân bay là vừa.

Bạn bè cùng tuổi với anh ta, có người mức thu nhập thấp hơn, những đã vợ con đề huề, nhà cửa xong xuôi, tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng đã lên đến chín, mười con số 0. Còn anh ta vẫn thế, mình trần thân trụi, không có gì ngoài những điều ghi dấu trong ký ức qua những chuyến chân đi mắt thấy tai nghe tay sờ.

Hỏi anh ta sao không để dành tiền mua lấy cái  nhà, an cư lạc nghiệp, anh ta trả lời: “Nhà cửa Việt Nam hiện nay quá đắt đỏ, đắt đến mức phi lý, hoang tưởng. Để có một cái nhà , dù là chả nên hồn vía gì, người ta phải chấp nhận hi sinh hầu hết mọi nhu cầu vật chất, tinh thần khác trong hai mươi năm, ba mươi năm của cuộc đời tuổi trẻ. Cái giá ấy tôi không chấp nhận được. Thà cứ mỗi tháng trích ra một phần thu nhập trả tiền nhà để được sống cuộc sống mà mình thích.”

Cũng là một quan niệm có lý và dễ lây lan. Vì thế mà nó khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay, với những người có gốc ở tỉnh sống ở thành phố, không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bố mẹ cho những khoản mua sắm lớn như xe cộ, nhà cửa. Chắt bóp cũng không biết đến bao giờ mới mua được căn nhà, cái xe hơi, thôi thì tiêu béng đi cho xong, ai có sở thích gì thì tiêu tiền vào sở thích ấy. Quan trọng là họ không coi cuộc sống như thế là tạm bợ, mà xác định sẽ sống thế mãi.

Về hôn nhân, nhiều người trong nhóm này xác định sẽ không  kết hôn và sinh con. Tình nhân thì có, vợ thì không. Vợ có thể có, nhưng con thì không. Về bạn gái, yêu cầu đầu tiên của họ là tự đảm đương được những vấn đề chi tiêu của bản thân. Nghĩa là ngoài trách nhiệm với bản thân ra, họ không phải  mang vác trách nhiệm với bất kỳ người nào khác, cho dù yêu hay vì tình máu mủ. Mấy chữ “sống vì người khác”, “hi sinh cho người khác” không có trong từ điển của họ. Một đời sống có thể gọi là ích kỷ tuyệt đối – mọi sự cho mình, vì mình, không gì ngoài nhu cầu của mình.

Ảnh: TL internet

Khi hỏi tiếp vì sao anh ta không dành một khoản tiền tích lũy nào đó phòng khi đau ốm, tai nạn, thất nghiệp, suy thoái kinh tế…anh ta trả lời: “Bây giờ kiếm được chừng ấy thì tiêu chừng ấy. Mai sau kiếm được nhiều hơn tiêu nhiều hơn. Cùng lắm không kiếm được nữa, đến mình, thì “đòm” một phát là xong chứ gì”.

Suy nghĩ của anh ta hoàn toàn không cá biệt. Không “ép xác” hiện tại chỉ vì tương lai, không dè sẻn chút ít trong hiện tại cho tương lai, tất cả là cho cuộc sống hiện tại, hưởng thụ trong hiện tại…không vì có một niềm tin tưởng lớn vào nền kinh tế sẽ ngày càng phát triển, đời sống cá nhân sẽ ngày càng thịnh vượng, mà đơn giản chỉ vì “sống là không chờ đợi”, “sống là không hi sinh”.

Cuốn phim mới nhất của đạo diễn Charlie Nguyễn có tên: “Để mai tính” rất được lòng giới trẻ. Họ đi xem và hào hứng bình luận với nhau trên mạng lẫn ngoài đời. Không đề cập đến nội dung cuốn phim, riêng cái tựa  “Để mai tính” của nó đã nói lên tinh thần sống, cách sống của giới trẻ hiện nay.

Chuyện gì mai đến thì mai tính. “Lo từ khi trời chưa mưa” là tinh thần sống của thế hệ trước, thế hệ “ăn bữa hôm lo bữa mai”, không phải cách nghĩ của thế hệ này. Những chàng trai, cô gái ra đời sau chiến tranh, được đào tạo bài bản, có công việc tốt thu nhập cao, trưởng thành trong xã hội tiêu thụ, họ sống trong tinh thần tạm gọi là Tinh thần “No fear!”(Cóc sợ). Họ có niềm tin chắc chắn rằng “hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai lại còn tốt hơn nữa”, nên kiếm được bao nhiêu xài hết bấy nhiêu là cách chi tiêu của họ.

Trâm, một cô gái 30 tuổi, tài sản” là mấy tủ quần áo đồ sộ, bộ sưu tập giày lên đến hơn một trăm đôi, vô số các món đồ nội thất tinh xảo lẫn kỳ quái cô khuân về từ khắp mọi nơi trên thế giới. Hỏi sao không dành tiền mua nhà hoặc mua nhà trả góp, cô bảo: “Thằng nào cưới mình thì phải lo nhà cho mình ở chớ. Mình là con gái mà, mắc mớ chi phải lo những chuyện to tát đó!?”.

Trâm là một cô gái 30 tuổi, đang giữ chức giám đốc giao tế – nhân sự của một tập đoàn dược phẩm quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam. Năng lực cá nhân  cộng với bằng cấp tốt (cô được đào tạo chuyên ngành tại Pháp và Bỉ) đã cho cô một công việc trong mơ cùng với mức lương trong mơ (chưa kể chế độ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, du lịch, đào tạo ngắn ngày ở Châu Âu cũng trong mơ luôn).

Mức lương trong 5 năm qua của cô đi từ 1.500 “đô” đến 2.500 “đô”. Nếu cô có một kế hoạch chi tiêu và tích lũy tốt cùng với chế độ hỗ trợ cán sự cấp cao của công ty, bây giờ Trâm đã dư sức có căn hộ cao cấp, xe hơi riêng, tài khoản kha khá.

Nhưng trên thực tế, “tài sản” của Trâm hiện nay chỉ là mấy tủ quần áo đồ sộ, bộ sưu tập giày lên đến hơn một trăm đôi, vô số các món đồ nội thất tinh xảo lẫn kỳ quái cô khuân về từ khắp mọi nơi trên thế giới. Trâm vẫn cứ ở nhà thuê, chạy xe máy và nhong nhóng chờ đến cuối tháng để nhận lương đi sắm những món đồ cô đã “chấm” từ cách đó mấy tuần.

Hỏi sao không dành tiền mua nhà hoặc mua nhà trả góp, cô bảo: “Thằng nào cưới mình thì phải lo nhà cho mình ở chớ. Mình là con gái mà, mắc mớ chi phải lo những chuyện to tát đó!?”.

Trâm là một đại diện của những người Thu nhập cao, tài sản nghèo. Cơn sốt mua sắm không giới hạn, sống để mua, mua để sống, đi du lịch là để mua sắm “cày chết bỏ” là để kiếm thêm tiền  mua sắm, đặc biệt là cơn sốt trưng bay hàng hiệu, biến mình thành một chiếc giá treo móc hàng hiệu đã rút kiệt của họ từ đồng đầu tiên đến đồng cuối cùng trong chiếc thẻ ATM vào mỗi kỳ trả lương.

Những tín đồ hàng hiệu này không chỉ là các cô gái. Các chàng trai, đặc biệt là những chàng trai đồng tính, cũng là những tín đồ cuồng nhiệt, họ sẵn sàng ghi nợ ngân hàng lên đến hàng trăm triệu đồng chỉ để thỏa cơn khát hàng hiệu của mình. Không nói ra, nhưng họ đang có chung một suy nghĩ: Bằng cách “trang bị” hàng hiệu đến tận răng như vậy, thì bản thân họ cũng trở thành một thứ hàng hiệu – “hàng hiệu sống”.

Họ quên rằng, bản thân mỗi người để được xem là  một thứ “hàng hiệu sống” thì không thể thiếu khí chất nội tại, giá trị nội tại của bản thân. Quần áo có thể tạo nên dáng vẻ sang trọng đôi phần, nhưng không thể có giá trị thay thế. Hàng hiệu là những vật đánh dấu địa vị xã hội trong xã hội Châu Á,nhưng không thể thay thế địa vị thực được thể hiện bằng chức vụ và tài sản.
“Những con ma hàng hiệu không nhà” là cách gọi vui mà bạn bè thường tặng cho các tín đồ của “tôn giáo hàng hiệu” đang làm mưa làm gió ở các nước Châu Á ngày nay.

Ảnh: TL internet

Lý giải về sự mua sắm hoang phí, vô độ của người Việt trẻ ngày nay (trong đó có cả một bộ phận người Việt trung niên) có khi phải quay về quá khứ, trở lại thời kỳ lịch sử đói nghèo của dân tộc Việt. Sự nô dịch hóa kéo dài hàng năm đã tạo nên một xã hội bần cùng nghèo khổ (lao động nặng nhọc, kiếm được ít tiền hoặc hầu như không có tiền, phẩm giá con người bị hạ thấp). Những gì nghèo khổ đã gây nên là tạo ra một khao khát ném chặt, một ham muốn nén chặt, một giấc mơ, dù có thể xa xôi và khó đạt được tới đâu đi chăng nữa.

Những người Việt ở trong độ tuổi trên dưới 30 hiện nay đều ít nhiều có phần tuổi thơ gắn với quá khứ đói  và nghèo. Khi bắt đầu có tiền thì việc đầu tiên là chi dùng nó cho những giấc mơ tuổi thơ, tuổi teen đã không được thỏa mãn vào thời điểm đó. Với những đứa con chí hiếu, thì tiêu phần lớn số tiền kiếm được cho những giấc mơ vật chất của bố mẹ, anh em.

Khi có tiền cái ước muốn nén chặt đó bùng lên dồn dập và khao khát đó đòi được đáp ứng. Xã hội Việt Nam hiện nay đang ở vào thời kỳ “bắt đầu có tiền” (nền kinh tế tăng trưởng và người dân lần đầu có tiền). Thế là lao vào thỏa mãn ham muốn tiêu dùng, mua sắm bao nhiêu năm bị đè nén của mình và người thân.

Những người Việt ở trong độ tuổi trên dưới 30 hiện nay đều ít nhiều có phần tuổi thơ gắn với quá khứ đói  và nghèo. Khi họ bắt đầu có tiền thì việc đầu tiên là họ chi dùng nó cho những giấc mơ tuổi thơ, tuổi teen đã không được thỏa mãn vào thời điểm đó. Với những đứa con chí hiếu, thì họ tiêu phần lớn số tiền kiếm được cho những giấc mơ vật chất của bố mẹ, anh em họ.

Có một điều khác cơ bản của thể hệ này với những thể hệ trước, là thể hệ trước có ít tiền, nhưng áp dụng chiến thuật kiến tha lâu đầy tổ, cuối cùng họ vẫn có tài sản (thay vào đó họ có toàn tiêu sản và đồ vật). Thu nhập cao, nhưng không nhà, không tiền tích lũy, không mua bảo hiểm, họ chỉ cần thất nghiệp một vài tháng là lập tức phải mò lên tòa soạn báo Mua & Bán để rao lên thảm thiết: Để lại với giá rẻ 1 iPhone, 1 Macbook, nhiều đôi giày và váy áo còn trong tình trạng sử dụng cực tốt, tất cả đều là hàng hiệu “khủng”.
Và tôi muốn kết thúc bài viết này tại đây, dù như thế xem ta có phần hơi bi đát!

•   Anh Minh

(Bài viết đăng trên báo Người Đẹp Việt Nam)

Bình luận về bài viết này